Lịch sử Tên lửa đẩy GSLV Mark III

Chuyến bay vào quỹ đạo đầu tiên của GSLV Mk IIITên lửa GSLV Mk III thực hiện sứ mệnh phóngChandrayaan-2 vào vũ trụ

Phát triển

ISRO ban đầu có kế hoạch phát triển hai dòng tên lửa đẩy là Phương tiện phóng vệ tinh địa cực cho các sứ mệnh đưa vệ tinh vào quỹ đạo Trái đất tầm thấpquỹ đạo địa cực và dòng Phương tiện phóng vệ tinh quỹ đạo đồng bộ địa tĩnh cho các sứ mệnh đưa vệ tinh bay theo quỹ đạo chuyển tiếp địa tĩnh (GTO). Phương tiện phóng Phương tiện phóng này sau đó được định nghĩa lại do mục tiêu của ISRO thay đổi. Theo đó kích thước của phương tiện phóng tăng lên, cho phép nó có khả năng phóng các vệ tinh liên lạc nặng hơn cùng với các vệ tinh đa năng, thực hiện các sứ mệnh thăm dò liên hành tinh và phóng tàu vũ trụ có người lái.[25] Được phát triển từ đầu những năm 2000, GSLV Mk III được lên lịch phóng thử nghiệm vào năm 2009–2010.[26] Tuy nhiên việc phóng không thành công GSLV D3, do tầng đẩy mang tải trọng gặp trục trặc,[26] đã khiến chương trình phát triển tên lửa GSLV Mk III bị trì hoãn.

Thử nghiệm tĩnh động cơ nhiên liệu rắn S-200

Thử nghiệm tĩnh động cơ của tầng đẩy tăng cường nhiên liệu rắn S-200, đã được tiến hành vào 24/1/2010. Tầng đẩy được kích hoạt trong vòng 130 giây và đạt được hiệu suất thiết kế. Động cơ có lực đẩy tối đa đạt khoảng 4.900 kN (1.100.000 lbf).[10][27] Ở buổi thử nghiệm thứ 2 diễn ra vào 4/9/2011, động cơ đã hoạt động trong vòng 140 giây và cũng đạt được công suất thiết kế.[28] Buổi thử nghiệm thứ 3 vào ngày 14/6/2015 được tiến hành để xác nhận những thay đổi từ dữ liệu chuyến bay thử nghiệm dưới quỹ đạo.[29][30]

Thử nghiệm tĩnh động cơ trung tâm L110

ISRO tiến hành thử nghiệm tĩnh động cơ trung tâm L110 tại Trung tâm hệ thống đẩy nhiên liệu lỏng-Liquid Propulsion Systems Centre (LPSC) đặt tại Mahendragiri, Tamil Nadu ngày 5/3/2010. Buổi thử nghiệm dự kiến diễn ra trong vòng 200s nhưng đã bị dừng vào giây thứ 150 do phát hiện ra lỗi trong hệ thống điều khiển.[31] Buổi thử nghiệm đã được tiến hành lại vào ngày 8/9/2010.[32]

Thử nghiệm động cơ C25

Thử nghiệm động cơ tầng đẩy D C25

Buổi thử nghiệm tĩnh đầu tiên của động cơ nhiên liệu siêu lạnh C25 được tiến hành ngày 25/1/2017. Động cơ được thử nghiệm trong vòng 50 s và có công suất đúng như thiết kế.[33]

Buổi thử nghiệm thứ hai diễn ra vào ngày 17/2/2017, động cơ được kích hoạt trong thời gian 640 s như trong một chuyến bay thực tế.[34]

Thiết kế lại

Cấu hình tên lửa GSLV Mk III

Sau khi tiến hành thử nghiệm bay dưới quỹ đạo, các kỹ sư đã tiến hành nhiều sửa đổi để cải thiện hiệu suất cho tên lửa. Cải tiến đáng chú ý nhất là thay đổi mặt cắt thuốc phóng nhiên liệu rắn của tên lửa từ dạng hình sao 10 cánh thành dạng sao 13 cánh, và lượng thuốc phóng nạp vào tên lửa được giảm xuống còn 205 tấn (452.000 lb) để cải thiện hiệu suất của tên lửa trong khi bay ở vận tốc cận âm.[35] Phần mũi khí động chứa tải trọng CFRP được chuyển thành dạng cung nhọn, và phần mũi nón côn của tầng đẩy tăng cường S200 được thiết kế lệch trục để cải thiện hiệu suất khí động học. Cấu trúc của tầng đẩy nhiên liệu siêu lạnh C25 cũng được thiết kế lại để cải thiện hiệu suất khí động học.[35]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tên lửa đẩy GSLV Mark III http://indianspaceweb.blogspot.com/2010/01/l110-te... http://www.business-standard.com/article/current-a... http://www.dnaindia.com/scitech/report_isro-succes... http://economictimes.indiatimes.com/news/science/i... http://timesofindia.indiatimes.com/home/science/Is... http://timesofindia.indiatimes.com/india/Isro/laun... http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2014-0... http://www.sawfnews.com/Health/70695.aspx http://www.spacelaunchreport.com/gslvmk3.html http://www.thehindu.com/sci-tech/article61220.ece